Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Hướng dẫn một Seoer đang tập seo , phân tích hình ảnh và site map phần 2

thẻ alt và title image của hình ảnh
Phân tích sự khác biệt của thẻ alt và title image của hình ảnh, ứng dụng để tối ưu website Rất nhiều Webmaster không nhận thấy sự khác nhau giữa thẻ alt và title.

Alt text có nghĩa là alternative information – thông tin thay thế cho người dùng không hiển thị được hoặc chọn ẩn hình ảnh trong trình duyệt hoặc đơn giản là các user agents không có khả năng hiển thị hình ảnh.
Thẻ alt mô tả hình ảnh nhằm cung cấp thông tin cho những người dùng vừa kể trên như các bạn có thể quan sát qua hình minh họa bên cạnh. Nếu không có thẻ alt cho hình ảnh, trình duyệt Internet Explorer hay Firefox sẽ hiển thị một biểu tượng rỗng lỗi.
Năm ngoái, Google đã chính thức tuyên bố rằng máy tìm kiếm sẽ tập trung vào phân tích văn bản trong thẻ alt để hiểu rõ hơn nội dung của tệp tin ảnh. Title image công cấp thông tin bổ sung (additional information) và tuân theo các chỉ dẫn về tiêu đề : phải ngắn gọn, miêu tả chính xác, hợp lý. Ví dụ trong Internet Explorer hay Firefox, bạn sẽ thấy hiển thị như sau khi lướt chuột qua file hình ảnh : Qua các thông tin trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng : Cả hai thẻ alt và title đều quan trọng đối với người dùng mặc dù thẻ alt có tỏ ra quan trọng hơn đối với máy tìm kiếm.
Chúng đều cung cấp thông tin về hình ảnh nhằm khuyến khích người dùng hiển thị chúng. Theo chuẩn W3C thì thẻ title không bắt buộc, trong khi đó thẻ alt được khuyến nghị. Thẻ alt còn góp phần giúp tăng khả năng truy cập cho người dùng khiếm thị (accessibility) bao gồm cả các máy tìm kiếm như đã nói ở trên. Hãy thêm các từ khóa liên quan tới hình ảnh trong cả hai thẻ nhưng văn bản trong cả hai thẻ phải khác nhau.
Việc nhồi nhét từ khóa và trong thẻ alt và Title sẽ không mang lại lợi ích gì, hãy tìm các từ khóa chính xác phản ảnh đúng nội dung hình ảnh. Nên bỏ thời gian ra tối ưu hóa các thẻ hình ảnh vì nó sẽ mang lại cho các bạn lượng tìm kiếm hình ảnh từ Google Images.
Thêm một điểm quan trọng các Webmaster cần lưu ý là khi sử dụng các banner cỡ lớn trong phần header, thì phần mô tả alt của banner đóng vai trò quan trọng góp phần giúp Google hiểu thêm nội dung của Website.
site map cho website
Có rất nhiều cách và phần mềm hỗ trợ việc tạo một sitemap cho một website mới, mình xin chỉ 1 cách tạo trực tiếp trên mạng rất hiệu quả và rất nhiều chuyên gia seo đã sử dụng.
Điều kiện cần:
  • - Một website đã hoạt động
  • - Một chương trình chỉnh sửa (Notepad++) hoặc phần mền viết code, để sửa lại theo yêu cầu ở Bước 2
  • - Internet (mạng mạnh 1 chút cho các website lơn gần 500 hoặc hơn 500 link)
Hướng dẫn bạn tạo sitemap tại XML-Sitemaps.com, trang web miễn phí 500 link, lớn hơn 500 link thì phải mất phí để tạo tài khoản.
Bước 1: Vào địa chỉ website là: http://www.xml-sitemaps.com
  • - Điền domain website của bạn vào: Starting URL (chú ý đường link dẫn tới website cần tạo)
  • - Chọn thông số là daily, weekly...ở ô Change frequency
  • - Tại Priority: bạn có 2 lựa chọn là tự động thiết lập hoặc thiết lập bằng tay. (auto cho nó nhanh)
Bấm vào: Start
Chờ cho nó chạy xong, rất nhanh nếu website bạn đơn giản và ít trang và ngược lại.
Khi chạy xong bạn sẻ nhận được 1 list các file sitemap, nhưng bạn chỉ cần chú ý đến 4 file sau: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt
Bước 2: Down 4 file ở trên về máy.
- Sử dụng Em Editor, Notepad ++ mở file sitemap.xml đẻ set thông số Priority cho các url theo ý bạn.
Lưu ý phần này: thông số Priority quy định sự quan trong của các url đối với website của bạn, nếu Url nào quan trọng nên cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.10
Bước 3: Upload lên root (ngang với index.php , index.asp, index.html...) và verify sitemap ở Google Webmaster.
Còn nữa!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét